HP Banner
Vua diệt chuột

Tuyệt chiêu bắt chuột ở nông thôn

Nghe tiếng động đập vào ống cống, mấy con chuột cống to sù sụ cuống quýt lao vọt ra rồi chui tọt vào chiếc rọ tre. Bị mắc bẫy, lũ chuột chạy toán loạn, kêu chí chóe tìm đường thoát thân. Nhấc chiếc rọ lên, anh Duy lựa tay kéo từng con ra, dùng thanh sắt uốn cong gắn sẵn trên đầu chiếc kẹp ống tre bẻ răng rồi mở hom, dốc tuột cả đám vào chiếc lồng sắt...
 
Hàng ngày, các thợ săn chuột thường đi khắp các ngõ ngách trên địa bàn Hà Nội để “săn” chuột
 
Kỹ năng có một không hai
 
Anh Nguyễn Quang Duy (42 tuổi ở Thanh Trì, quê ở Canh Nậu, Thạch Thất, Hà Nội) - một thợ “săn chuột” có thâm niên cho biết không phải ngày nào cũng săn được nhiều và săn dễ nhất là vào sáng sớm, bởi lúc này chuột sau một đêm kiếm ăn đã bắt đầu no nê và đang mệt mỏi nhất. 
 
Đúng 4h sáng, địa điểm đầu tiên mà anh Duy chọn để săn chuột là khu nhiều rác rưởi, cống rãnh gần chợ Hoàng Mai (Hoàng Mai, Hà Nội). Bộ đồ nghề anh mang theo gồm một chiếc lồng sắt, một rọ ống tre, một vợt lưới và một thuổng sắt để đào hang chuột. Ngoài ra, “trợ thủ” khá đắc lực mà anh Duy đem theo là chú chó Mực được huấn luyện săn bắt chuột.
 
Sau khi quan sát kỹ một vòng cống ngầm để xác định những điểm cần thiết và đặt chiếc rọ ống tre để “đơm” sát vào góc bờ tường  ngăn không cho chuột leo ra ngoài, anh Duy bắt đầu cầm chiếc thuổng gõ và “săm” dọc theo miệng ống cống. Nghe tiếng động 3 con chuột cống to sụ cuống quýt lao vọt ra chui tọt vào chiếc rọ tre. Bị mắc bẫy, lũ chuột chạy toán loạn, kêu chí chóe tìm đường thoát thân. Nhấc chiếc rọ dùng để “đơm” chuột lên, anh Duy lựa tay kéo từng con ra, dùng thanh sắt uốn cong gắn sẵn trên đầu chiếc kẹp ống tre bẻ răng rồi mở hom, dốc tuột cả đám vào chiếc lồng sắt.
 
Địa điểm tiếp theo là một xóm trọ gần công viên hồ Đền Lừ (Hoàng Mai, Hà Nội). Do đây là nơi để những tấm lợp mái, gậy gộc, tre pheo và xung quanh là một khu vườn khá rộng nên anh Duy nhận định chỗ này có nhiều chuột. Vì không thể dùng rọ tre để “đơm” bẫy ở những chỗ nhiều vật cản nên lúc này, chiếc vợt lưới và chú chó săn mang theo mới phát huy hiệu quả. Lựa chiếc vợt lưới vào góc đằng xa xong đâu đấy rồi bắt đầu đưa chân dậm vào những tấm lợp mái nhà, chú chó Mực nghe tiếng chủ huýt sáo liền xông xáo chạy xung quanh sủa inh ỏi. 
 
Nghe tiếng chân thình thịch, tiếng chó sủa, đám chuột trong các xó xỉnh chạy tán loạn, kêu chin chít. Vòng vây khép dần Keo Dính Chuột , đàn chuột hàng chục con nháo nhào chạy theo lối mà chiếc vợt lưới chặn sẵn. Chiếc vợt lúc nhúc những con chuột cống đen sì, béo nung núc, chân vướng vào lưới, cả đàn không thể chạy chỉ giãy giụa một lúc rồi nằm im thin thít.
 
Bỗng một con to như bắp tay từ trong đống gỗ chạy vọt ra. “Xuỵt... xuỵt...xuỵt”, nghe hiệu lệnh từ chủ, con Mực lao vút theo ngoạm chặt, rồi chỉ bằng hai cái quật là Mực đã khống chế được và nhanh chóng tha con chuột cống kếch xù về đưa cho chủ bẻ răng nanh, tống vào lồng sắt.
 
Công phu... luyện khuyển
 
Theo một số thợ săn chuột có kinh nghiệm, không phải giống chó nào cũng có thể huấn luyện thành chó săn chuột được mà phải lựa những con có hình thể cân đối, vừa phải, không quá to hoặc quá nhỏ. Nếu chó mà to quá thường chậm chạp, kém linh hoạt, không chui rúc được vào những khe, rãnh nhỏ hẹp còn nếu quá nhỏ sẽ không đủ sức khỏe  và sự dẻo dai cần thiết cho việc săn chuột.
 
Sau khi đã lựa chọn về mặt ngoại hình, kế tiếp sẽ là việc lựa chọn về “tính cách” và sự tinh khôn của từng chú chó. “Tính cách” ở đây được hiểu là sự bạo dạn hay nhút nhát khi tiếp xúc với chuột. Theo kinh nghiệm của một số thợ săn chuột, chó săn chuột là phải “hay chuột” và “dạn chuột”, nghĩa là khi nhìn thấy chuột hoặc nghe tiếng chuột là đã sẵn sàng tấn công hoặc vểnh tai, đánh hơi tìm kiếm chứ không thể thấy chuột hoặc nghe tiếng chuột mà sợ hãi hoặc dửng dưng”.
 
Tuy mỗi thợ săn chuột đều có “bí quyết” để huấn luyện chó riêng nhưng tựu chung đều phải trải qua các công đoạn như: luyện cho chó nghe và hiểu những hiệu lệnh của chủ; quen mùi chuột, có khả năng tấn công khi nhìn thấy chuột; kỹ thuật tránh đỡ những đòn cắn trả vì có những con chuột cống rất lớn, răng nanh thường rất sắc và độc, khi bị tấn công chúng thường chống trả rất quyết liệt.
 
Không chỉ vậy, thợ săn chuột còn phải rèn cho chó săn cách vồ, ngoạm, lắc, khống chế chuột một cách khéo léo để làm sao chuột không bị chết mà chỉ mất đi khả năng kháng cự tạm thời trước khi mang chuột về cho chủ. Theo anh Duy và các thợ săn thì đây là kỹ thuật “ngoạm ngang lưng”, chuột khi bị ngoạm ngang lưng và lắc mạnh thì tạm thời không thể động đậy hoặc kháng cự lại được.
 
Để huấn luyện một chú chó săn chuột thành thạo mọi kỹ năng Keo Dính Chuột  mất ít nhất từ 5 – 6 tháng. Trước khi được giao nhiệm vụ săn chuột chính thức, mỗi chú chó đang trong quá trình huấn luyện sẽ được cho đi theo các buổi đi săn thực tế để “học nghề” cùng với các chú chó săn lão luyện khác nhằm hoàn thiện mọi kỹ năng cần thiết.
 
Sau gần bốn tiếng đồng hồ đi “săn” chuột, lúc này chiếc giỏ sắt đã đầy ắp, nặng ước chừng hơn chục kg nên anh Duy ra hiệu cho chú chó Mực ngừng sục sạo và thu dọn đồ nghề ra về.
Do thịt chuột cống hôi, nhiều hạch, nhiều tật, không ngon và thơm như chuột đồng nên với số chuột cống săn được, anh Duy và một số thợ săn chuột khác cho biết thường bán cho các đầu mối thu mua với giá rẻ hơn rất nhiều so với chuột đồng, chỉ từ 70-80 nghìn đồng/kg để về làm... món nhậu trong các nhà hàng.  
 
Ngoài ra, anh Duy và một vài thợ săn chuột dùng Keo Dính Chuột khác còn nhận trực tiếp làm thịt để cung cấp cho các gia đình cần mua thịt chuột để làm thức ăn cho những chú chó, mèo “cưng”. Bình quân, mỗi kg thịt chuột làm cho chó mèo như hiện nay, sau khi làm sạch sẽ, nấu nướng thành món ăn sẽ có giá dao động tùy từng thời điểm từ 150 – 250 nghìn đồng/kg. 
TIN TỨC DOANH NGHIỆP